Với sự biến đổi không ngừng của kinh doanh giữa các doanh nghiệp (B2B), thương mại điện tử không chỉ là một lựa chọn tốt mà đã trở thành một điều cần thiết. Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong vài năm trở lại đây đã thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp B2B chuyển hướng tập trung sang hoạt động trực tuyến.

Theo báo cáo của Digital Commerce 360, có 42% nhà phân phối nói rằng việc tạo ra một trang web tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt trong năm tới. Do đó, để giúp bạn luôn cập nhật, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi và tập hợp các xu hướng B2B E-Commerce mới nhất mà chúng tôi cho rằng sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp của bạn.

Thống kê về B2B E-Commerce

Theo Digital Commerce 360, vào năm 2021, doanh số bán hàng trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử B2B tăng 17,8% và lên đến 1,63 nghìn tỷ đô la. Đến năm 2023, doanh số bán hàng trực tuyến B2B ở Việt Nam cũng tăng mạnh với ước tính đạt 20,5 tỷ đô la. Dựa trên các dữ liệu và xu hướng hiện tại, có thể đưa ra dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và đạt 32 tỷ đô la vào năm 2025.

Rõ ràng, thương mại điện tử không còn là một kênh mới mẻ, theo trend mà các doanh nghiệp B2B đang khám phá. Thay vào đó, theo báo cáo của McKinsey & Company, khoảng 65% doanh nghiệp B2B trên nhiều ngành đã tiến hành giao dịch hoàn toàn trực tuyến vào năm 2022. Và lần đầu tiên, các doanh nghiệp B2B có xu hướng cung cấp thương mại điện tử hơn là bán hàng trực tiếp.

Lý do ở đây là thương mại điện tử đã giúp thúc đẩy doanh thu. Một nghiên cứu tương tự của McKinsey & Company cũng chỉ ra rằng khoảng 18% doanh thu của các doanh nghiệp B2B đến trực tiếp từ thương mại điện tử. Con số này cao hơn doanh thu đến thông qua điện thoại, email, video giới thiệu,… Tính đến năm 2023, hơn 50% hoạt động mua hàng B2B trên khắp Việt Nam sẽ diễn ra trực tuyến.

Tuy nhiên, để thành công với thương mại điện tử B2B, việc có một trang web cơ bản hoặc mức trung bình để khách hàng trải nghiệm không còn được chấp nhận nữa.

52% người mua B2B cho biết họ không hài lòng với trải nghiệm mua hàng trực tuyến. Và thậm chí còn bất lợi hơn, 90% người mua B2B sẽ chuyển sang đối thủ cạnh tranh nếu kênh kĩ thuât số của nhà cung cấp không thể theo kịp nhu cầu của họ.

Để mang lại trải nghiệp mua sắm mà khách hàng mong đợi, các doanh nghiệp cần phải ưu tiên chuyển đổi kĩ thuật số trong những năm tới.

thong ke b2b ecommerce

Các xu hướng B2B E-Commerce hàng đầu

Chúng tôi đã liệt kê các xu hướng B2B E-Commerce hàng đầu cần nắm vững để đạt được thành công với mô hình kinh doanh này.

  1. Đào thải các hệ thống cũ.
  2. Đầu tư vào công nghệ nền tảng thương mại điện tử.
  3. Cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến được cá nhân hóa.
  4. Ưu tiên khám phá thông tin sản phẩm.
  5. Bán trên các thị trường trực tuyến của bên thứ ba.
  6. Khám phá vùng đất số – Các cánh cổng truyền thông xã hội.
  7. Hoàn thành đơn hàng nhanh hơn.

Đào thải các hệ thống cũ

Với khoảng 36,6% nhà phân phối, việc hiện đại hóa các hệ thống đã cũ là một thách thức đáng kể trong năm tới. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đem lại một trải nghiệm tốt hơn, giống B2C hơn cho những khách hàng mới và hiện tại, cần đảm bảo rằng mình có những hệ thống phù hợp.

Thật không may, nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi chỉ nâng cấp hệ thống của họ khi cần thiết. Điều này về sau có thể khiến việc tích hợp công nghệ trở nên khó khăn hơn và khiến bạn phải quay lại điểm xuất phát.

Thay vào đó, hãy phát triển một chiến lược chuyển đổi kĩ thuật số được dẫn dắt bởi các mục tiêu và tầm nhìn kinh doanh tổng thể của bạn – không chỉ là về nhu cầu công nghệ.

Đầu tư vào công nghệ nền tảng thương mại điện tử

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho quá trình chuyển đổi kĩ thuật số của mình, một điểm tuyệt vời để khởi đầu chính là nền tảng B2B E-Commerce bởi vì nó có thể đóng vai trò như là trung tâm hệ sinh thái kĩ thuật số của bạn. Thật vậy, đầu tư vào nền tảng thương mại điện tử đang là ưu tiên hàng đầu của 30% doanh nghiệp B2B ở Việt Nam.

Nhưng không phải tất cả nền tảng thương mại điện tử đều giống nhau. Nhiều nền tảng thiếu tính tùy biến, áp đặt giải pháp “một cho tất cả” khiến bạn không thể lựa chọn phương án phù hợp nhất cho yêu cầu cụ thể của mình.

Ngược lại, một số nền tảng lại thiếu hụt các tính năng cốt lõi cho B2B E-Commerce. Chúng chỉ giải quyết được một vài vấn đề nhỏ lẻ, cho cảm giác “chắp vá” chứ không toàn diện.

Với các giải pháp thương mại điện tử hiện đại như CO-WELL Asia E-Commerce Suite, bạn có thể nhận được một hệ thống có tất cả các ưu điểm như bảo mật mạnh mẽ, tốc độ cải tiến nhanh, chi phí sở hữu thấp, cũng như trang bị các tính năng chuyên biệt thiết kế để giải quyết các thách thức trong B2B E-Commerce.

Cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến được cá nhân hóa

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50% người mua hàng B2B xác nhận cải thiện tính cá nhân hóa chính là chìa khóa khi tìm kiếm những nhà cung cấp trực tuyến để xây dựng mối quan hệ, trong đó người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn 48% khi trải nghiệm được cá nhân hóa.

Có một giải pháp gọi là headless giúp cải thiện tính cá nhân hóa của khách hàng khi trải nghiệm. Và đó là lý do khiến cho nhiều B2B lựa chọn hình thức thương mại headless – nó có thể giúp việc xây dựng và cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa dễ dàng hơn nhiều.

Bên cạnh thương mại điện tử headless, còn có hàng loạt giải pháp cá nhân hóa sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để xây dựng phân khúc khách hàng và cho phép các nhà tiếp thị hành động thông qua các đề xuất, email tự động, tối ưu hóa tự động và nhắn tin theo thời gian thực.

trai nghiem mua sam truc tuyen

Ưu tiên khám phá thông tin sản phẩm

Một trong những điểm khó khăn hàng đầu của người mua hàng trực tuyến B2B đó là việc tìm kiếm sản phẩm họ cần. Thậm chí ngay cả khi họ có thể tìm được sản phẩm, họ vẫn phải đối mặt với việc thông tin lỗi thời, chưa được cập nhật.

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp B2B có thể sử dụng phần mềm quản lý thông tin sản phẩm (PIM). PIM giúp ích trong việc thu thập, quản lý và phân phối thông tin sản phẩm thông qua nhiều kênh, từ cửa hàng thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động tới các kênh bán hàng trên mạng xã hội, sàn giao dịch, thậm chí cả mạng quảng cáo.

Một lựa chọn khác cho các doanh nghiệp B2B là sử dụng các công nghệ back-office giúp tự động hóa các quy trình thủ công. Ví dụ: nhiều doanh nghiệp B2B sử dụng bảng tính để lưu trữ thông tin sản phẩm hoặc hàng tồn kho. Nhưng nếu hệ thống của bạn được tích hợp một hệ thống back-office phù hợp như ERP, bạn có thể lưu trữ tất cả thông tin danh mục trong cùng một vị trí được kết nối với trang web của bạn và các bản cập nhật sẽ được update theo thời gian thực.

Một lựa chọn đơn giản hơn đó là sử dụng chatbot để hỗ trợ dẫn hướng người mua hàng tới trang thông tin sản phẩm hoặc khuyến khích họ bắt đầu cuộc trò chuyện với team sale nếu họ chưa từng mua sản phẩm nào trước đây.

Bán hàng trên các thị trường B2B của bên thứ ba

Thị trường là một phần thiết yếu trong hành trình mua hàng B2B. Thật vậy, nhiều người mua hàng B2B tìm thấy cảm hứng và bắt đầu tìm kiếm sản phẩm họ cần trên các nhóm chợ.

Theo số liệu của Amazon Global Selling Việt Nam, hiện đã có hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam bán hàng qua kênh Amazon Business, doanh thu năm 2020 vượt mốc 1 triệu USD.

Một trong những lợi thế tốt nhất của thị trường bên thứ ba là khả năng thu hút khách hàng mới. Điều này không chỉ mang lại doanh số bán hàng cao hơn mà còn tạo cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu và thử nghiệm sản phẩm mới.

E commerce marketplace

Khám phá vùng đất số – Các cánh cổng truyền thông xã hội

Trong khi kinh doanh trên mạng xã hội trước đây bị thống trị bởi các doanh nghiệp B2C, thì hiện nay các doanh nghiệp B2B cũng đang tìm cách tham gia vào truyền thông xã hội – bởi vì trong nhiều trường hợp, người mua hàng của họ đã sử dụng những kênh này.

Theo Gartner, khoảng 46% người mua hàng B2B sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm các giải pháp có sẵn, 40% sử dụng để so sánh các giải pháp và 35% sử dụng để tìm hiểu các thông tin cần phải biết trước khi hoàn tất mua hàng.

Điều thú vị là Gartner cũng phát hiện ra rằng 54% doanh nghiệp B2B đã sử dụng nền tảng truyền thông xã hội để xây dựng cửa hàng trực tuyến.

Nếu việc bán hàng và cung cấp thanh toán thông qua mạng xã hội nghe có vẻ quá khó khăn ở giai đoạn này, bạn vẫn có thể thử nghiệm tiếp thị sản phẩm thông qua nền tảng truyền thông xã hội.

Lựa chọn một nền tảng phù hợp nhất với đối tượng mà bạn hướng tới và bắt đầu bằng cách tạo nhiều bài đăng khác nhau, chẳng hạn như video về hiệu suất làm việc của sản phẩm hoặc trích dẫn từ khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ về doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định được nội dung tốt nhất với khách hàng của mình.

Hoàn thành đơn hàng nhanh hơn

Khi ngày càng có nhiều công ty B2B đạt tới kỹ thuật số, nhu cầu về các quá trình đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đã trở nên cấp thiết hơn.

Yêu cầu của khách hàng ngày càng tăng lên, và đây cũng là một cách mà các doanh nghiệp B2B có thể dùng để thu hút người mua. Các doanh nghiệp B2B có thể hợp lý hóa quy trình bằng các sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng. Loại phần mềm này có thể giúp các doanh nghiệp B2B quản lý các đơn đặt hàng trên các nền tảng bán lẻ khác nhau, tập trung thông tin và giảm độ phức tạp của chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp B2B cũng có thể sử dụng dịch vụ của bên thứ ba để đẩy nhanh mọi việc. Dịch vụ của bên thứ ba là một lựa chọn tuyệt vời nếu doanh nghiệp của bạn đang cần mở rộng một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí hoặc bạn đang phải dành quá nhiều thời gian để quản lý hàng tồn kho.

Đọc thêm về”Những xu hướng thương mại điện tử hàng đầu cần chú ý trong tương lai” tại đây

Làm thế nào để xác định xem một xu hướng có phù hợp với bạn hay không?

Không phải mọi xu hướng đều đáng để đồng thời theo đuổi, vì vậy câu hỏi đặt ra là bạn nên ưu tiên cái nào trước? Trong khi một số sẽ mang lại giá trị bổ sung đáng kể thì những xu hướng khác có thể không liên quan đến đối tượng khách hàng cụ thể hoặc quá tốn kém để triển khai đối với doanh nghiệp của bạn.

Việc xác định xu hướng phù hợp với doanh nghiệp của bạn thường liên quan đến việc hiểu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành. Để đánh giá các xu hướng này và đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình, bạn nên làm những điều dưới đây.

Luôn cập nhật các báo cáo và dữ liệu ngành

Mọi ngành công nghiệp đều thay đổi vào lúc này hay lúc khác và việc cập nhật thông qua các báo cáo và dữ liệu có thể cho bạn thấy mọi thứ đang đi đến đâu.

Con số trong các báo cáo này thường đến từ các nghiên cứu mà bạn có thể tin tưởng, thay vì chỉ dựa vào những từ phổ biến. Hơn nữa, khi bạn thường xuyên nhận thức được những gì đang xảy ra trong ngành của mình, bạn sẽ có cảm giác về xu hướng nào đáng để nỗ lực và xu hướng nào có thể chờ đợi.

Yêu cầu phản hồi từ khách hàng B2B của bạn

Một lựa chọn khác là liên hệ trực tiếp với khách hàng để hiểu hơn về những điểm yếu và cách bạn có thể giải quyết chúng. Nhận phản hồi từ khách hàng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng, giúp bạn tạo ra các kế hoạch cụ thể hơn cho tương lai – và bạn không bao giờ biết được, khách hàng thậm chí có thể gợi ý cho bạn một ý tưởng mà bạn chưa từng nghĩ tới.

Đánh giá các bước đi của đối thủ cạnh tranh

Hãy đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn. Họ có đang bắt kịp một xu hướng cụ thể nào không? Nếu có, nó đã mang lại hiệu quả như thế nào? Tất nhiên, bạn không cần phải làm mọi thứ mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm, nhưng nhận thức được là một cách khác để đánh giá mức độ thành công của một xu hướng đối với doanh nghiệp của bạn.

Lời kết

Trong khi những năm trước chúng ta đều tập trung vào việc đưa các doanh nghiệp B2B lên hình thức online, thì từ năm nay chúng ta cần tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm trực tuyến để theo kịp những kỳ vọng ngày càng phát triển của người mua hàng.

Với suy nghĩ này, các doanh nghiệp B2B nên tập trung vào những xu hướng mới nổi mà chúng tôi đã xác định, bao gồm việc bỏ lại các hệ thống cũ, đầu tư vào công nghệ thương mại điện tử, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và khám phá các kênh bán hàng mới.

Mặc dù có vẻ là cần ưu tiên tất cả, nhưng chìa khóa thành công là thu thập dữ liệu về khách hàng của bạn và xây dựng chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số phù hợp. Bởi vì một khi bạn đã có những thông tin này, bạn có thể sử dụng nó làm lộ trình cho sự thành công của mình.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp cho hệ sinh thái thương mại điện tử của mình, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên sâu hơn. Chúng tôi chuyên cung cấp các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển có thể mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp của bạn.