Thương mại điện tử đã và đang nhanh chóng trở thành một xu hướng tất yếu của cuộc sống hiện đại đối với các doanh nghiệp cũng như khách hàng.

Với việc công nghệ phát triển mạnh mẽ, ngành thương mại điện tử cũng đang dần thích ứng với những xu hướng mới nhất. Từ việc áp dụng phương thức thanh toán mới, cách thức vận chuyển đa quốc gia, quá trình đặt hàng tối giản, các nền tảng đa dạng hóa. Và còn rất nhiều xu hướng mới đang giúp cho việc trải nghiệm thương mại điện tử trở nên hiệu quả và thú vị hơn.

Với tư cách là chủ doanh nghiệp, việc theo dõi các xu hướng này điều rất cần thiết và quan trọng để duy trì tính cạnh tranh cũng như tận dụng tối đa không gian cho mục đích phát triển kinh doanh. Qua đó đem lại nguồn thu từ thị phần khổng lồ này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các xu hướng thương mại điện tử hàng đầu mà bạn nên chú ý trong tương lai.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media)

Phương tiện truyền thông mạng xã hội đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong bậc nhất của ngành thương mại điện tử. Nó đang trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp, từ việc cung cấp nền tảng đến giới thiệu sản phẩm cho đến tạo điều kiện cho khách hàng tương tác. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử cần theo dõi các xu hướng truyền thông xã hội mới nhất để có thể đi trước đối thủ. Các chuyên gia dự đoán rằng chi phí của thương mại điện tử trên mạng xã hội dự kiến ​​sẽ đạt trên 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026 .

Phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media)

  • Hình ảnh thương hiệu

Bằng cách tận dụng sức mạnh của nền tảng truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể tạo ra hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và tăng khả năng tiếp cận đối tượng lớn hơn. Quảng bá, tạo dựng một hình ảnh thương hiệu đối với khách hàng.

  • Cơ sở khách hàng

Social Media cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trong nước, quốc tế một cách thuận tiện. Giới hạn về khoảng cách địa lý đã không còn là vấn đề

  • Nền tảng dễ tiếp cận người dùng

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến, các trang thương mại điện tử toàn cầu, các dịch vụ thu hút đông đảo người sử dụng từ giải trí đến nhu cầu cầu mua sẵm. Nơi mà doanh nghiệp, cá nhân và khách hàng có thể tương tác một cách dễ dàng và thuận tiện.

  • Trang web cá nhân

Các trang web giới thiệu doanh nghiệp giúp tăng khả năng nhận diện, mức độ uy tín và chuyên nghiệp. Khách hàng dễ dàng tham khảo thông tin, liên hệ

  • Nâng cao hiệu quả tiếp thị

Thương mại truyền thông xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn đồng thời tăng hiệu quả tiếp thị.

Thông Tin Sản Phẩm

Thông tin chi tiết cửa sản phẩm là phần tất yếu và sẽ tác động đáng kể đến tương lai của thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ dựa vào thông tin sản phẩm để đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hàng của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đảm bảo thông tin sản phẩm của mình được cập nhật và đảm bảo chính xác để thu hút và giữ chân khách hàng.

Thực tiễn phát triển website thương mại điện tử có thể giúp tạo cơ sở dữ liệu toàn diện về thông tin sản phẩm, giúp khách hàng tìm thấy thông tin họ cần dễ dàng hơn.

85% người tiêu dùng cho rằng thông tin và hình ảnh sản phẩm là điều quan trọng nhất khi lựa chọn thương hiệu hoặc nhà bán lẻ để mua hàng.

Kiểm thử kĩ càng trang chi tiết sản phẩm (PDP)

  • Phân phối dữ liệu

Dữ liệu sản phẩm phải được phân phối một cách chiến lược trên nhiều kênh để tối đa hóa phạm vi tiếp cận và đảm bảo khả năng hiển thị.

  • Thông tin hấp dẫn

Bằng cách trình bày thông tin có thể đọc lướt và hấp dẫn, người dùng sẽ bị thu hút và lôi cuốn vào nội dung của bạn, mong muốn ở lại, tìm hiểu thêm và quyết định mua hàng. Ngoài ra việc sử dụng hình ảnh và cách thiết kế cũng cần phải được cân nhắc cẩn thận.

  • Danh mục sản phẩm chi tiết

Các trang web phải có danh mục sản phẩm chi tiết để đảm bảo khách hàng có tất cả thông tin họ cần để tìm kiếm dễ dàng, lọc sản phẩm theo đúng nhu cầu.

  • Trò chuyện trực tiếp

Trò chuyện trực tiếp có thể giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, đồng thời cung cấp trải nghiệm khách hàng trực tiếp và cá nhân hóa hơn, từ đó có thể mang lại sự hài lòng và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Cá nhân hóa

Cá nhân hóa trong thương mại điện tử là ý tưởng cho phép các doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình theo nhu cầu và sở thích cụ thể của từng khách hàng. Xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến khi các doanh nghiệp cố gắng cung cấp trải nghiệm trực tuyến hấp dẫn nhất và cá nhân hóa hơn.

Với các công nghệ AI phát triển và được áp dụng cho nhiều lĩnh vực thì các doanh nghiệp có thể thống kê, theo dõi sở thích của khách hàng và tạo ra những trải nghiệm phù hợp. Việc cá nhân hóa có thể được sử dụng để hiển thị cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất với bản thân, đưa ra các chương trình giảm giá và khuyến mãi cũng như mang lại trải nghiệm tùy chỉnh hơn. Việc cá nhân hóa là chìa khóa để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm liền mạch và thú vị.

71% Người tiêu dùng bày tỏ sự thất vọng khi trải nghiệm mua sắm của họ thiếu đi dấu ấn cá nhân, họ không thể tìm được sản phẩm đạt đủ các tiêu chí của bản thân đang mong đợi.

Cá nhân hóa

  • Kết nối khách hàng

Cá nhân hóa cho phép doanh nghiệp tạo mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm phù hợp nhằm giải quyết các nhu cầu và sở thích riêng của họ, thúc đẩy niềm tin và kết nối sâu sắc hơn.

  • Cá nhân hóa sản phẩm

Hiện nay đã có rất nhiều nền tảng, website thương mại điện tử cung cấp tính năng cá nhân hóa sản phẩm đối với khách hàng, từ đó khách hàng có thể tùy chỉnh, cấu hình sản phẩm theo đúng nhu cầu của chính mình.

  • Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Bộ phận hỗ trợ trực tuyến là giải pháp tối ưu và hiệu quả, tiếp nhận nhu cầu trực tiếp của khách hàng qua các kênh truyền thông, mạng xã hội hay điện thoại di động một cách nhanh chóng và chi tiết

  • Khuyến nghị sản phẩm

Bằng cách tận dụng các thuật toán tìm kiếm, quan sát hành vi người dùng nâng cao, cung cấp cho khách hàng những đề xuất sản phẩm độc đáo phù hợp với cụm từ tìm kiếm và sở thích của khách hàng. Cho phép họ tìm thấy chính xác mặt hàng đang cần và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm một cách tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

Giao Dịch B2B

Các xu hướng thương mại điện tử cần chú ý trong tương lai bao gồm sự gia tăng các giao dịch B2B. Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) xảy ra giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp. Với sự xuất hiện của công nghệ kỹ thuật số và di động, các doanh nghiệp đang ngày càng có xu hướng chuyển sang thương mại điện tử để tạo điều kiện thuận lợi và hợp lý hóa các giao dịch B2B của họ.

Các doanh nghiệp nên chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang thương mại điện tử B2B kỹ thuật số bằng cách đầu tư vào công nghệ phù hợp và triển khai các quy trình và giao thức cần thiết. Đến năm 2025, hầu hết các giao dịch bán hàng B2B giữa người mua và nhà cung cấp sẽ diễn ra thông qua các kênh kỹ thuật số, với ước tính khoảng 80% tổng số giao dịch diễn ra trực tuyến.

B2B

  • Giao dịch tự động

Giao dịch tự động sẽ cách mạng hóa trải nghiệm của khách hàng, cho phép khách hàng tận hưởng trải nghiệm mua sắm liền mạch và hiệu quả. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản để xử lý toàn bộ quá trình giao dịch.

  • Xử lý thanh toán

Cải thiện khả năng kiểm soát xử lý thanh toán bằng cách cung cấp nền tảng an toàn và đáng tin cậy để quản lý thanh toán và theo dõi thông tin tài chính đồng thời hợp lý hóa quy trình lập hóa đơn và đối chiếu để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ.

  • Tiết kiệm thời gian

Các doanh nghiệp có được sự hiệu quả từ B2B do sự cải thiện, giảm chi phí và quy trình làm việc hợp lý, đồng thời tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Xu hướng sử dụng ví điện tử

Ví điện tử cho phép khách hàng lưu trữ, quản lý và truy cập thông tin thanh toán của mình một cách dễ dàng để thực hiện các giao dịch thanh toán nhanh hơn và an toàn hơn. Ví điện tử dần đang trở thành xu hướng giải pháp phát triển thương mại điện tử hàng đầu, cung cấp một cách thức dễ dàng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ.

Công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều trang thương mại điện tử và có hỗ trợ đa quốc gia. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển liên tục của nó hứa hẹn sẽ  là cuộc cách mạng trong việc mua sắm ở tương lai.

Tổng giá trị giao dịch được dự đoán sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 12,31% trong giai đoạn 2022-2027, dẫn đến tổng giá trị dự kiến ​​là 15,17 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2027.

Ví điện tử

  • Các tùy chọn thanh toán qua ví điện tử sẽ rất cần thiết cho tất cả các giao dịch tài chính, hàng hóa. Ccho phép người tiêu dùng hoàn tất việc mua hàng nhanh chóng, an toàn và thuận tiện từ thiết bị di động của họ.
  • Các doanh nghiệp chưa áp dụng ví điện tử để thanh toán đơn hàng có thể sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh, không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cuối cùng là đánh mất hoạt động kinh doanh tiềm năng.
  • Các phương thức thanh toán không phổ biến, không uy tín hoặc có quy trình thanh toán kéo dài và thiếu tùy chọn có thể là một trong những lý do chính khiến khách hàng bỏ giỏ hàng trước khi hoàn tất giao dịch mua, dẫn đến mất doanh thu cho doanh nghiệp.

Bảo mật trong thương mại điện tử

Bảo mật thương mại điện tử là một trong những xu hướng then chốt mà doanh nghiệp cần chú trọng trong thời gian tới. Với ngày càng nhiều khách hàng mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng trang web và cổng thanh toán của họ được bảo mật và mã hóa.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải nắm rõ các công nghệ ngăn chặn gian lận mới nhất, chẳng hạn như xác thực đa yếu tố và hệ thống phát hiện gian lận dựa trên trí tuệ nhân tạo AI. Các tính năng phát triển website thương mại điện tử phải được cập nhật với các giao thức bảo mật mới nhất và các phương pháp tối ưu nhất để đảm bảo cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn. N

gành thương mại điện tử đặc biệt dễ bị tấn công, với 32,4% tổng số cuộc tấn công nhắm vào ngành này dưới nhiều hình thức khác nhau.

Bảo mật

  • Các mối đe dọa nội bộ

Các mối đe dọa nội bộ trong thương mại điện tử có thể bao gồm vi phạm dữ liệu từ chính nhân viên của doanh nghiệp. Nên thực hiện phân quyền đối đúng chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân truy cập vào hệ thống.

  • Các mối đe dọa đối với dữ liệu khách hàng

Bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn là điều cần thiết để duy trì niềm tin và sự tin cậy đối với doanh nghiệp.

  • Lừa đảo

Lừa đảo trực tuyến là một loại tội phạm mạng trong đó tội phạm sẽ sử dụng email và trang web lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân.

  • Gian lận tài chính

Thương mại điện tử tạo ra những cơ hội mới cho gian lận tài chính bằng nhiều hình thức, vì vậy cần hết sức thận trọng khi mua hàng trực tuyến.

  • Tấn công SQL Injection

Tấn công tiêm nhiễm SQL là một kiểu tấn công khai thác các lỗ hổng trong cơ sở dữ liệu của trang web bằng cách chèn mã SQL độc hại.

  • Tấn công Skimming

Tấn công Skimming sẽ lấy thông tin thẻ tín dụng một cách bất hợp pháp từ khách hàng trong các giao dịch trực tuyến.

Kết luận

Tương lai của thương mại điện tử rất tiềm năng và các xu hướng nêu trên chỉ là phần trong rất nhiều các xu hướng mới hiện nay. Điều quan trọng cần lưu ý là ngành công nghiệp này vẫn đang phát triển và đầy tính hứa hẹn. Vì vậy, luôn cập nhật các xu hướng và công nghệ mới nhất là điều cần thiết để duy trì tính cạnh tranh và lợi nhuận. Bằng cách theo dõi các xu hướng tương lai của thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong phương thức kinh doanh và thúc đẩy doanh thu.

Liên hệ ngay với chúng tôi để khám phá điều mà các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển có thể mang lại cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn.