9 thực hành tốt nhất cho nâng cao an toàn bảo mật - CO-WELL

An toàn bảo mật cơ sở dữ liệu là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các quy trình, chính sách và công nghệ đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp được bảo mật khỏi sự truy cập từ bên trong và bên ngoài hoặc hư hỏng, thất thoát… bao gồm cả các cuộc tấn công độc hại và các mối đe dọa xuất phát từ nội bộ.

Trước đây các doanh nghiệp có thể bảo mật thủ công bằng cách lưu trữ các giấy tờ nhạy cảm trong tủ hồ sơ hoặc cài mật khẩu cho máy tính. Tuy nhiên với sự thay đổi lớn trong thời đại kỹ thuật số, giờ đây doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực nhiều hơn với các công nghệ và giải pháp mới để bảo mật các hệ thống, ứng dụng và cơ sở dữ liệu được toàn vẹn. Giờ đây, việc bảo mật trở lên đơn giản, hiệu quả hơn khi ứng dụng các giải pháp tăng cường an toàn dưới đây:

1. Sử dụng tường lửa

Sử dụng tường lửa

Sử dụng tường lửa để hạn chế là giải pháp bảo mật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ có tường lửa mà những thông tin cơ sở dữ liệu sẽ được bảo vệ, tránh khỏi các mối đe dọa từ phía bên ngoài. Tường lửa có thể ngăn chặn trực tiếp những truy cập trái phép và bất thường. Nhờ đó cơ sở dữ liệu sẽ được bảo vệ một cách an toàn và hiệu quả hơn.

2. Mã hoá dữ liệu

Dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu cần phải được bảo vệ bằng cách mã hoá. Việc này sẽ giúp bảo mật thông tin tốt hơn, giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị với nhau trở nên an toàn hơn. Đối với những dữ liệu quan trọng thì việc mã hóa các tệp ứng dụng, tệp dữ liệu và các bản sao lưu là một điều hết sức cần thiết. Ngay cả khi kẻ xấu đã lấy được dữ liệu từ hệ thống thì cũng không đọc và khai thác được khi dữ liệu đã được mã hóa.

3. Tránh sử dụng các cổng mạng cơ sở dữ liệu mặc định

Khi cài đặt cơ sở dữ liệu, rất nhiều đơn vị triển khai thường sử dụng các thiết lập truy cập qua cổng mặc định (Ví dụ: Oracle có cổng là 1521) nên cổng này dễ bị đối tượng xấu sử dụng trong các cuộc tấn công. Do đó, khi không sử dụng các cổng mặc định thì kẻ tấn công mạng khi nhắm mục tiêu vào máy chủ sẽ phải thử và dò tìm trên các cổng khác nhau. Việc này sẽ mất thêm thời gian, công sức thực hiện và giảm thiểu khả năng tấn công cơ sở dữ liệu.

4. Kiểm soát số lượng, giới hạn quyền truy cập

Mã hóa dữ liệu

Trong bảo mật cơ sở dữ liệu, việc kiểm soát truy cập là yếu tố thiết yếu và điều đó phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc phân quyền tối thiểu. Mỗi người dùng hay ứng dụng truy cập chỉ nên được phép có những quyền vừa đủ để phục vụ cho công việc. Điều này không chỉ áp dụng cho quá trình phân quyền lần đầu tiên mà cần thiết phải được kiểm tra định kỳ.

Ngoài ra, cần có biện pháp theo dõi và kiểm soát việc truy cập từ các phương tiện lưu trữ dữ liệu cũng như hạn chế những mối đe doạ phát sinh đối với bảo mật cơ sở dữ liệu từ quá trình phát triển và kiểm thử phần mềm.

Do đó, để bảo mật cơ sở dữ liệu và ngăn chặn việc dữ liệu bị rò rỉ ra bên ngoài, các doanh nghiệp cần phải có phương án quản lý số lượng và quyền hạn truy cập. Việc này sẽ hạn chế tối đa những cuộc đánh cắp cơ sở dữ liệu.

5. Bảo mật vật lý

Bảo mật vật lý

Hãy đặt máy chủ cơ sở dữ liệu trong môi trường an toàn, hạn chế tối đa việc chia sẻ, phát tán và cấp quyền truy cập cho các ứng dụng web. Nếu sử dụng dịch vụ lưu trữ web để quản lý cơ sở dữ liệu, hãy đảm bảo rằng đây là môi trường được bảo mật. Ưu tiên sử dụng các dịch vụ bảo mật có trả phí hoặc được cung cấp bởi các đối tác uy tín. Ngoài ra cần đảm bảo sự an toàn dữ liệu tuyệt đối bằng cách dùng khóa, camera theo dõi, thuê bảo vệ tại nơi lưu giữ thông tin. Không cấp quyền truy cập cho những người không đúng nghiệp vụ.

6. Bảo mật tài khoản và thiết bị của người dùng cuối

Các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn cần biết được ai đã, đang truy cập vào các nguồn cơ sở dữ liệu. Ngoài ra nguồn cơ sở dữ liệu đó được truy cập thời gian nào và được dùng vào các mục đích gì. Ứng dụng thuộc các biện pháp giám sát và theo dõi dữ liệu sẽ cảnh báo cho doanh nghiệp về các truy cập và việc sử dụng dữ liệu trái phép và bất thường. Các thiết bị được người dùng khi truy cập phải luôn tuân thủ theo các biện pháp kiểm soát bảo mật.

7. Thường xuyên sao lưu cơ sở dữ liệu

Sao lưu và bảo vệ dữ liệu

Cơ sở dữ liệu cần thường xuyên được sao lưu với chiến lược và được lên lịch một cách hợp lý. Ngoài ra cũng cần được chắc chắn bản sao lưu có thể sử dụng để khôi phục mà không gặp phải bất kỳ lỗi gì. Điều này làm giảm nguy cơ mất mát thông tin do các cuộc tấn công hoặc phá hoại dữ liệu gây ra. Điều này đảm bảo cơ sở dữ liệu có thể được phục hồi và an toàn nếu máy chủ cơ sở dữ liệu chính bị xâm phạm hoặc vẫn không thể truy cập được.

8. Thường xuyên kiểm tra và vá lỗi

Vì lý do các cuộc tấn công an ninh mạng, cơ sở dữ liệu hiện nay ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn. Nhiều hệ thống, phần mềm cũ đã không còn đáp ứng được mức độ an toàn thông tin và đem lại rất nhiều mối lo ngại. Chính vì thế cần phải kiểm tra, vá lỗ hổng thường xuyên, sử dụng và cập nhật những phần mềm quản lý bảo mật phiên bản mới nhất, cải thiện các tính năng để ổn định hiệu suất cơ sở dữ liệu.

9. Lưu trữ thông tin đăng nhập

Các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần phải ghi lại tất cả các thông tin đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, cần kiểm soát được tất cả các hoạt động trên cơ sở dữ liệu từ những nguồn đăng nhập này. Qua đó có thể nhanh chóng truy vết, phát hiện ra những sai phạm, những lưu lượng truy cập bất thường và trái phép.

Liên hệ ngay với chúng tôi để khám phá điều mà các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển có thể mang lại cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn.