Có nhiều lựa chọn cho các doanh nghiệp B2B đang tìm kiếm các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử cho công ty của họ. Đối với những doanh nghiệp này, nền tảng thương mại điện rất phù hợp để thực hiện và có thể phá vỡ các mục tiêu để đạt được thành công đồng thời giúp tăng trưởng kinh doanh bền vững. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử tốt nhất hiện có.

Những giải pháp thương mại điện tử hiện có

Phần lớn các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử được chia làm 3 loại: Open Source, SaaS và Headless Commerce.

Open Source

Các nền tảng thương mại điện tử Open Source rất phổ biến với các doanh nghiệp có đội ngũ CNTT nội bộ của riêng họ. Điều này là do họ có thể điều chỉnh hoặc tùy chỉnh bất kì phần nào của code cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Nền tảng Open Source yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ việc quản lý PCI, web hosting, security, các công cụ mới tích hợp cho cửa hàng trực tuyến của họ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về những vấn đề này.

SaaS

SaaS

Nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử (SaaS) cho phép các doanh nghiệp tận dụng phần mềm dựa trên điện toán đám mây để vận hành các cửa hàng trực tuyến của họ. Các doanh nghiệp phải trả phí đăng kí để sử dụng phần mềm này. Bằng cách đó, họ có thể dễ dàng truy cập các bản cập nhật và phiên bản phát hành mới.
Các giải pháp SaaS cung cấp nền tảng và cơ sở hạ tầng liên quan. Họ cung cấp một loạt tính năng và chức năng được xây dựng sẵn có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của công ty.

Headless Commerce

Các giải pháp thương mại điện từ Headless liên quan đến việc tách nền tảng. Giao diện bên ngoài hay còn được gọi là “Head” được tách rời khỏi quản trị bên trong hay gọi là “Body”. Điều này giúp cho loại nền tảng này trở nên linh hoạt hơn. Những loại nền tảng này được các doanh nghiệp lớn có nhiều thương hiệu và các yêu cầu thương mại điện tử khác nhau rất ưa thích.

Giải pháp này mang lại tốc độ tiếp cận thị trường nhanh hơn các giải pháp thương mại điện tử truyền thống. Việc tách biệt front-end và back-end có thể gây tốn kém và phức tạp. Nó có thể yêu cầu chuyên môn kĩ thuật để quản lý. Kết quả là chi phí dự án có thể cao hơn. Ví dụ về các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử Headless bao gồm Spryker, Commercetools và Salesforce Commerce Cloud.

Lựa chọn giữa Self-hosted và Cloud e-commerce

Các giải pháp thương mại điện tử được chia thành hai loại: Self-hosted và Cloud e-commerce. Chúng bao gồm Headless, SaaS và các tùy chọn của Open Source. Chọn cách lưu trữ cửa hàng thương mại điện tử của bạn rất quan trọng. Nó có thể quyết định sự thành công và hiệu suất của cửa hàng bạn. Vì vậy, điều cần thiết để đưa ra 1 quyết định sáng suốt.

Self-hosted

Những nền tảng thương mại điện tử này còn được gọi là “on-premise”. Chủ các cửa hàng trực tuyến phải chịu trách nhiệm lưu trữ, cài đặt và cập nhật phần mềm. Các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử Self-hosted sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp quyền kiểm soát hoàn toàn phần mềm, cấu hình máy chủ và các tùy chỉnh.

Một số khía cạnh chính bao gồm cài đặt phần mềm, quản lý máy chủ, tùy chỉnh, kiểm soát dữ liệu và bảo trì. Các nền tảng cho phép tùy chỉnh và kiểm soát, có thể yêu cầu đội ngũ kĩ thuật duy trì chúng. Điều này có thể gây khó khăn nhưng kết quả đạt được thì xứng đáng. WooCommerce là một ví dụ của nền tảng thương mại điện tử Self-hosted.

Cloud e-commerce

Loại nền tảng thương mại điện này được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu điện toán đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây quản lý tài nguyên lưu trữ và tính toán cho các hoạt động thương mại điện tử. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu quản lý máy chủ và phần cứng của riêng mình.

Thương mại điện tử trên nền tảng đám mây có nhiều lợi thế. Chúng bao gồm sự tin cậy về độ chính xác của dữ liệu, chi phí linh hoạt, tính bảo mật và tuân thủ cao cũng như khả năng truy cập dễ dàng. Sana Commerce Cloud là một ví dụ về nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử dựa trên điện toán đám mây.

Khám phá top 4 nền tảng e-commerce tốt nhất hiện nay tại đây

5 nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử tốt nhất cho các doanh nghiệp B2B

1. Adobe Commerce (formerly Magento Commerce)

Magento Commerce

Adobe Commerce là một giải pháp thương mại điện tử có hệ sinh thái rộng lớn, cung cấp nhiều công cụ và chức năng. Nó được ứng dụng phổ biến nhất cho các doanh nghiệp B2B có yêu cầu thiết kế.

Ưu điểm:
• Cộng đồng người dùng và công ty phát triển Magento lớn.
• Có nhiều tính năng tích hợp.
• Mở rộng phạm vi thị trường (chi phí từ $0-$15,000).
• Các chức năng của B2B tương thích với nhiều ngành nghề của các doanh nghiệp.
• Rất nhiều tiện ích mở rộng được tạo sẵn có trên Magento Connect.
• Về khả năng bảo mật, Magento có chứng nhận PCI và hỗ trợ bảo mật SSL và gần như dẫn đầu về khả năng bảo mật khi so sánh với các nền tảng thương mại điện tử khác.

Nhược điểm:
• Chỉ hỗ trợ cho các giải pháp Magento Commerce, giải pháp này rất tốn kém.
• Do dung lượng lớn nên chỉ lưu trữ được trên những máy chủ chuyên dụng.

Khám phá danh sách công ty phát triển Magento ở Việt Nam tại đây

2. BigCommerce

BIGCOMMERCE

BigCommerce là một nền tảng thương maị điện tử mã nguồn mở hàng đầu, có thể ứng dụng trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề
Ưu điểm:
• Các chức năng trực quan và có nhiều tùy chọn tính năng.
• Độ bảo mật cao cho các cửa hàng trực tuyến.
• Linh hoạt để phù hợp với các giải pháp Công nghệ thông tin.
Nhược điểm:
• Phụ thuộc vào các đối tác để thực hiện, điều này có thể làm tăng thời gian và chi phí thực hiện.
• Thị trường ứng dụng không lớn.

3. Commercetools

COMMERCETOOLS

Commercetools là một nền tảng thương mại điện tử hiện đại, dựa trên API được cung cấp các giải pháp linh hoạt và có thể mở rộng cho doanh nghiệp.

Ưu điểm:
• Headless và dựa trên API dành cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp cực kì linh hoạt.
• Một nền tảng module có thể dễ dàng tương thích với các yêu cầu kinh doanh khác nhau.
• Các công cụ và hệ sinh thái thân thiện với nhà phát triển.

Nhược điểm:
• Tận dụng tối đa tất cả các chức năng đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật.
• Giá module thường có thể mở rộng tùy thuộc vào phạm vi yêu cầu.
• Việc triển khai và tùy chỉnh nhanh có thể trở nên phức tạp.

4. Shopify

Shopify

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử phổ biến và thân thiện với người dùng, chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp B2B. Dịch vụ B2B của họ được gọi là “Shopify Plus”. Nó cung cấp nhiều tính năng và hỗ trợ, do vậy khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp nhỏ.

Ưu điểm:
• Giao diện dễ sử dụng với các tính năng trực quan.
• Kho ứng dụng mở rộng với vô số tiện tích bổ sung và tích hợp để mở rộng chức năng.
• Hỗ trợ khách hàng luôn luôn sẵn sàng 24/7 về mọi vấn đề hoặc thắc mắc.

Nhược điểm
• Tùy chỉnh bị hạn chế so mới nền tảng tự lưu trữ. Các tính năng miễn phí còn hạn chế.
• Phí giao dịch trên một số cổng thanh toán bị trừ khi sử dụng Shopify.
• Cấu trúc URL không lý tưởng cho SEO.

5. WooCommerce

WooCommerce

WooCommerce là một plugin thương mại điển tử mã nguồn mở dành cho WordPress, phổ biến đối với những người sử dụng nền tảng thương mại điện tử thế hệ đầu tiên. Trang web dựa trên CMS có trọng tâm là SMB và B2B.

Ưu điểm:
• Giá cả cạnh tranh, chi phí đầu vào thấp.
• Thương mại điện tử dựa trên CMS phù hợp với các công ty không dựa vào ERP.
• Tùy chỉnh cao thông qua các plugin.

Nhược điểm:
• Middleware cần thiết để tích hợp với ERP.
• Liên quan đến việc bảo trì nhiều kết nối bao gồm lưu trữ và bảo mật.
• Có thể phát sinh thêm chi phí do phải bảo trì thêm.
• Độ bảo mật kém nên dễ bị hacker tấn công, dẫn đến việc WooCommerce có thể bị đánh cắp hay mất dữ liệu.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp cho hệ sinh thái thương mại điện tử của mình, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên sâu hơn. Chúng tôi chuyên cung cấp các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển có thể mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp của bạn.