Mô hình C2C là gì?

Mô hình C2C là viết tắt của “Consumer to Consumer” (người tiêu dùng đến người tiêu dùng). Đây là một mô hình kinh doanh trong đó các giao dịch mua bán, trao đổi hoặc giao dịch sản phẩm hoặc dịch vụ diễn ra trực tiếp giữa các người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua các doanh nghiệp trung gian.

Mô hình C2C - Những điều bạn cần biết để kinh doanh hiệu quả

Mô hình C2C thường được thực hiện thông qua các nền tảng gian hàng điện tử trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử hoặc các ứng dụng cho phép người tiêu dùng đăng thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn bán hoặc trao đổi, và người mua có thể tìm kiếm, liên hệ và thực hiện giao dịch trực tiếp với người bán.

Các trang web thương mại điện tử, diễn đàn, hoặc các ứng dụng như Shopee, Craigslist, Facebook Marketplace, và các nền tảng trao đổi crypto cũng có thể hoạt động dưới mô hình C2C, cho phép người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với nhau.

Ví dụ về mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C tại Việt Nam: các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Chợ Tốt, Facebook Marketplace, và gần đây nổi lên như một hiện tượng mới là Tiktok Shop…

Đặc điểm của mô hình C2C

Phần nội dung giới thiệu bên trên cũng đã phần nào giúp bạn hiểu tổng quan về mô hình kinh doanh này. Hãy cùng Ec Suite tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của mô hình kinh doanh này nhé.

Trung gian trực tuyến, không giới hạn không gian

Mô hình C2C thường dựa vào các nền tảng trực tuyến, như trang web, ứng dụng di động hoặc các diễn đàn trực tuyến, nơi người dùng có thể đăng sản phẩm, dịch vụ để mua bán, trao đổi.  

Mô hình C2C - Những điều bạn cần biết để kinh doanh hiệu quả

Điển hình nhất có thể kể đến các sàn thương mại điện tử, nhờ có hàng triệu người dùng đăng ký tài khoản nên khả năng kết nối giữa người bán – người mua rất dễ dàng.

Thêm vào đó, các sản phẩm mà người dùng giao dịch với nhau có thể không có hoặc không còn tồn tại trên thị trường nhưng vẫn nhận được sự quan tâm và ưa chuộng cao, dẫn đến tính cạnh tranh về chủng loại mặt hàng và sản phẩm.

Ngoài ra, việc tập trung nhiều người bán cùng 1 loại sản phẩm cũng tăng tính cạnh tranh về giá, giúp người dùng cuối dễ dàng tìm kiếm mọi nhu cầu về sản phẩm với giá thành tốt nhất.

Sự tương tác trực tiếp giữa người dùng cuối

C2C loại bỏ các tầng trung gian truyền thống và cho phép người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với nhau mà không còn chịu sự tác động từ các bên trung gian như doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, các công ty nhà bán lẻ sản phẩm hoặc nhà bán buôn nữa nên các sản phẩm bán ra có thể không được đảm bảo về mặt chất lượng.

post3 1

Thêm vào đó, quá trình thanh toán tự do giữa các cá nhân giao dịch với nhau cũng có thể dễ phát sinh những vấn đề khó khăn, lỗi sai sót ngoài ý muốn.

Tính cá nhân hóa và đa dạng

C2C thường cho phép cá nhân đăng sản phẩm cũ, dịch vụ hoặc hàng hóa mới để bán, tạo ra một thị trường đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau.

Phương thức thanh toán linh hoạt

Thanh toán trong mô hình C2C có thể thông qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán điện tử, ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng, hoặc thậm chí là thanh toán khi giao hàng (COD).

Đánh giá và phản hồi từ người dùng

Người tiêu dùng thường có thể đánh giá và để lại phản hồi về sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm của họ, giúp xây dựng lòng tin và tạo uy tín cho người bán. Người mua hàng có thể tham khảo các đánh giá của người mua trước để tham khảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi của người bán trước khi quyết định mua hàng, giúp giảm thiểu rủi ro và khiến người bán thận trọng trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp.

Chia sẻ thông tin cá nhân và quản lý rủi ro

C2C đôi khi đòi hỏi người dùng chia sẻ thông tin cá nhân và tự chịu rủi ro khi giao dịch với người không quen biết. Đây cũng là điểm mấu chốt mà những người tham gia vào mô hình kinh doanh C2C cần hiểu rõ để có những biện pháp xác thực thông tin trước khi quyết định tiến hành giao dịch, tránh bị thiệt hại về tiền bạc và uy tín.

Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình kinh doanh C2C

Dựa vào các đặc điểm của mô hình kinh doanh này cũng đã thể hiện phần nào lợi ích cho các đối tượng tham gia, tuy nhiên hãy cùng EC Suite tìm hiểu và bổ sung thêm lý do vì sao ngày nay, rất nhiều người bán hàng cá nhân lựa chọn hoạt động theo hình thức thương mại này mà các mô hình khác không mạnh bằng nhé.

Mô hình C2C - Những điều bạn cần biết để kinh doanh hiệu quả

Dễ dàng tạo gian hàng điện tử, tài khoản mạng xã hội mua sắm để đăng bán sản phẩm

Sử dụng mô hình này, người bán có thể đăng tin rao bán dễ dàng, được các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội mua sắm hỗ trợ đầy đủ các quy trình từ đăng sản phẩm, hướng dẫn làm nổi bật sản phẩm, tham gia vào các chương trình kích thích mua sắm và thu hút người tiêu dùng thông qua các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện internet, thông tin đại chúng.

Tận dụng được tối đa giá trị sản phẩm

Có những sản phẩm mà hãng sản xuất đã ngừng sản xuất, kinh doanh, rất khó tìm trên thị thường hoặc có những sản phẩm được đăng bán có thể đối với người bán không còn giá trị sử dụng hoặc không cần thiết để sử dụng. Tuy nhiên, chúng lại có thể tìm thấy trên các kênh bán hàng C2C và với người mua thì chúng lại có giá trị sử dụng cao với mức giá hợp lý.

Trên đây là những phân tích cơ bản về mô hình C2C, còn rất nhiều thứ để chia sẻ về mô hình này và các mô hình kinh doanh online liên quan khác chúng tôi sẽ chia sẻ trong các bài viết sau nhé. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn xây dựng gian hàng điện tử của riêng mình hoặc muốn được tư vấn để khám phá thêm về điều mà các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển có thể mang lại cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn nhé.