Tối ưu hoá Website bán hàng online để thu hút được khách hàng truy cập vào, lựa chọn được sản phẩm phù hợp và thêm sản phẩm vào giỏ hàng là thành công bước đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng thực hiện thanh toán và hoàn thành đơn hàng mới là điều mà doanh nghiệp mong muốn nhất.

Vì vậy, giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng là một trong những thách thức quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử phải đối mặt khi làm website thương mại điện tử. Tỷ lệ bỏ giỏ hàng cao là tình trạng khi khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng sau đó không hoàn tất quá trình thanh toán, hay đặt hàng. Nếu tỉ lệ này tăng lên nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp mà còn đặt ra câu hỏi về trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người dùng.

Có nhiều cách thức và lưu ý giúp giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng của khách hàng trên website mà doanh nghiệp của bạn cần tìm hiểu và áp dụng đầy đủ. Nó giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh, cần được xem xét và có những điều chỉnh một cách thích hợp nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng bỏ giỏ hàng và không thanh toán đơn hàng.

Tối ưu hoá quy trình đặt hàng và thanh toán trên website để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Trước tiên, hãy tiến hành kiểm tra số liệu thống kê hành vi thông qua các công cụ hỗ trợ đo đạc trực tuyến như Google Analytic, Piwik … Hay bạn cũng có thể thống kê thông qua xây dựng các chức năng báo cáo được hỗ trợ bởi các nền tảng xây dựng website thương mại điện tử nổi tiếng như Magento, Shopify…. Nếu thấy tỷ lệ khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng mà không tiến hành thanh toán hoặc không thực hiện hoàn thành bước thanh toán cuối, hãy cùng xem website của bạn có gặp phải các nguyên nhân dưới đây không nhé:

  • Giỏ hàng đặt ở nơi khó tìm
  • Quy trình đăng kí thông tin, thanh toán giỏ hàng phức tạp, khách hàng bắt buộc phải điền quá nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm.
  • Thiếu tùy chọn thanh toán tiện lợi, có tính bảo mật cao khiến khách hàng không tin tưởng để hoàn thành thanh toán.
  • Chi phí vận chuyển cao, thời gian giao hàng lâu tạo cảm giác không thoải mái cho khách hàng khi so sánh với các đối thủ khác.
  • Chính sách bảo hành thiếu minh bạch, không được nêu hoặc quy định rõ ràng trên website.
  • Website xử lý chậm, khách hàng phải chờ đợi và bị mất kiên nhẫn.
  • Có nhiều chi phí ẩn ở bước cuối khiến khách hàng thay đổi quyết định mua hàng.

Giải pháp giúp giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng trên website bán hàng

Bằng cách nắm rõ lý do khiến khách hàng bỏ giỏ hàng, không thanh toán bước cuối cùng, doanh nghiệp của bạn cần phân tích và tìm ra các phương án, giải pháp giúp giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng trên website. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng để tăng doanh số cho cửa hàng đồng thời tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

omi1

Hiển thị giỏ hàng mọi nơi khi làm website thương mại điện tử

Nếu như giỏ hàng của bạn quá khó tìm, khách hàng sẽ cảm thấy khó khăn khi phải quay lại và điều hướng một trang web chỉ để tìm giỏ hàng và kiểm tra các mặt hàng đã sẵn sàng để thanh toán.
Do đó, việc hiển thị giỏ hàng ở vị trí thuận tiện và dễ thấy sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng cân nhắc các mặt hàng cần mua, đi tới thanh toán và đặt mua dễ dàng hơn. Đây cũng là cách nhắc nhở khách hàng nhanh chóng hoàn thành đơn hàng, từ đó nâng cao tỷ lệ đơn hàng thành công.

Tối ưu hoá quy trình đặt hàng và thanh toán trên website để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Thêm nữa, việc có thể thực hiện kiểm tra giỏ hàng chỉ với một vài thao tác đơn giản sẽ tạo cảm giác thỏa mái, khiến trải nghiệm mua sắm của khách hàng tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
Đặt giỏ hàng ở vị trí mà khách hàng dễ nhìn thấy nhất theo hướng mà người dùng thường thao tác, tuỳ thuộc vào từng loại thiết bị sẽ có cách bố trí hợp lý.

Sử dụng màu sắc nổi bật để giỏ hàng nổi bật hơn.

Thêm nút “Xem giỏ hàng” và “Thanh toán” bên cạnh giỏ hàng để nhắc khách hàng hoàn tất giao dịch.

Tối ưu hoá quy trình đặt hàng và thanh toán trên website để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Tối ưu hóa quá trình thanh toán

Việc tối ưu hóa quy trình đặt hàng và thanh toán trên trang website thương mại điện tử cũng là vấn đề cốt lõi giúp giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng. Khi thực hiện việc này, việc mua hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn cho khách hàng.

Chỉ nên yêu cầu khách hàng điền các thông tin cần thiết

Các thông tin nên ngắn gọn, không rờm rà và quá nhạy cảm để phục vụ cho việc xác nhận và giao hàng sẽ giúp khách hàng không cảm thấy “phiền” và “lo lắng” khi nhập.
Ngoài ra, việc hiển thị thêm thanh quy trình thanh toán với càng ít bước càng chứng tỏ quy trình thanh toán trên website của bạn đáp ứng được tiêu chí Nhanh – Gọn – Lẹ, khách hàng sẽ bớt đi suy nghĩ “Ngại” khi tiến hành đến bước cuối cùng.

Không yêu cầu khách hàng bắt buộc phải tạo tài khoản

Thay vì bắt buộc phải tạo tài khoản, hãy để khách hàng có thể dễ dàng mua hàng mà không cần tạo tài khoản. Sau khi khách hàng đã đặt đơn hàng, doanh nghiệp có thể khuyến khích họ tạo tài khoản thông qua chức năng trên website hoặc Email Marketing và kèm theo những ưu đãi cho thành viên từ để họ tự cân nhắc.
Bổ sung các phương thức thanh toán của các đơn vị thanh toán phổ biến trên thị trường
Đa dạng phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả khi kinh doanh online. Nó đảm bảo quá trình thanh toán của khách hàng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và tiết kiệm tối đa thời gian.
Website của bạn càng cung cấp nhiều phương thức thanh toán của các đơn vị được tin cậy trên thị trường thì khả năng đáp ứng càng cao. Các đơn vị thanh toán thường có những ưu đãi riêng dành cho khách hàng của họ nữa. Do đó, càng thúc đẩy quá trình thanh toán và hoàn thành đơn hàng của khách, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.

Tối ưu hóa chi phí và quy trình vận chuyển

Việc doanh nghiệp của bạn liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển cũng sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Tuỳ vào khu vực mà khách hàng đang ở, mạng lưới vận chuyển của các đối tác, chi phí và thời gian vận chuyển sẽ được tối ưu.

Tối ưu hoá quy trình đặt hàng và thanh toán trên website để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Ngoài ra, nếu như doanh nghiệp của bạn có thể tối ưu thời gian giao hàng và thêm ưu đãi miễn phí vận chuyển cho khách hàng thì sẽ càng thúc đẩy khách hàng mua hàng của doanh nghiệp hơn, khách hàng được vận chuyển miễn phí cũng cảm thấy hài lòng hơn so với việc phải trả thêm chi phí, nó cũng giúp mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Chính sách bảo hành minh bạch, quy định rõ ràng trên website.

Trong thời đại hiện nay, khi nhu cầu mua sắm đang trở nên ngày càng phổ biến, người tiêu dùng đang cần những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và đặc biệt là được bảo hành tốt. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và để khách hàng được hưởng quyền lợi mua sắm tốt nhất, website của bạn phải luôn đảm bảo chính sách giá cả minh bạch, cũng như chế độ bảo hành chính phù hợp với từng loại sản phẩm.

Tối ưu hoá quy trình đặt hàng và thanh toán trên website để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Khách hàng có thể yên tâm tiến hành thanh toán, giúp giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng giữa chừng.

Làm nổi bật sản phẩm giảm giá, khuyến mãi

Đặt ở nơi nổi bật của Trang chủ và có các banner bám đuổi để làm nổi bật các chương trình khuyến mãi là một cách hiệu quả để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đây cũng là chiến lược của nhiều sàn thương mại điện tử khi tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Tối ưu hoá quy trình đặt hàng và thanh toán trên website để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Bằng cách làm nổi bật các sản phẩm giảm giá, khách hàng sẽ cảm thấy họ có thể mua sản phẩm với giá tốt hơn nhiều so với bình thường, giúp tăng khả năng hoàn thành giao dịch mua hàng trên website.

Gửi lời nhắc về những sản phẩm chưa được thanh toán

Việc từ bỏ giỏ hàng có thể do khách hàng chưa sẵn sàng mua hàng trong thời điểm hiện tại, vì vậy rất có khả năng trong tương lai khách hàng sẽ thay đổi ý định. Với trường hợp này, doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra các chức năng để nhắc nhở khách hàng quay lại giỏ hàng của mình để hoàn tất bước thanh toán cho các sản phẩm thông qua các kênh phổ biến hiện nay như SMS hay Email.

Tối ưu hoá quy trình đặt hàng và thanh toán trên website để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Việc gửi lời nhắc về những sản phẩm chưa được thanh toán là một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng. Bởi khi khách hàng nhận được lời nhắc sẽ gợi nhớ lại sản phẩm mà họ đã quan tâm, thúc đẩy khả năng hoàn tất giao dịch.

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp thiết thực nhất nhằm giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng trên website thương mại điện tử. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho đơn vị của mình. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn xây dựng và khám phá điều mà các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển có thể mang lại cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn nhé.