Theo thống kê từ Build With, có khoảng 250 000 trang web thương mại điện tử chọn Magento làm nền tảng xây dựng web và những website chọn Magento để phát triển không ngừng tăng qua các năm. Có thể kể đến hàng loạt các thương hiệu lớn như NIKE, SAMSUNG, LENOVO, NESTLE, CANIFA,… Vậy Magento là gì? Nền tảng này đã cung cấp những chức năng công dụng hữu ích gì nổi bật mà được nhiều nhà kinh doanh chọn lựa tin tưởng đến vậy. Hãy cùng CO-WELL ASIA đi tìm hiểu nền tảng này qua lịch sử Magento nhé.

Magento là gì?

Magento là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở lớn nhất, tốt nhất hiện nay. Với việc xây dựng và cung cấp mã nguồn mở điều này mang đến cho người dùng khả năng tùy biến chức năng, kiểm soát giao diện và nội dung trên website Thương mại điện tử vô hạn, tính cá nhân hóa cao mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm. Ngoài ra, Magento còn cung cấp cho người dùng nhiều công cụ và tính năng hữu ích như SEO, tìm kiếm nâng cao nhanh, báo cáo thống kê kèm trang quản trị hoàn thiện,…

Nhìn chung, Magento có thể phục vụ tốt cho tất cả các cửa hàng mà không hạn chế quy mô của chúng, cho dù doanh nghiệp của bạn đang phục vụ cho một vài khách hàng hay hàng triệu khách hàng. Thông thường, các doanh nghiệp phải thay đổi nền tảng khi phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, Magento giúp bạn dễ dàng ở yên một chỗ mà mở rộng, nó giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí xây dựng khi nhiều tảng thay thế khác không đáp ứng được.

Magento cung cấp 2 tùy chọn có sẵn với Magento Open Source cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ với đầy đủ các tính năng cơ bản và Magento Commerce với nhiều tính năng nâng cao hơn phù hợp với khách hàng doanh nghiệp lớn.

Magento hướng đến đối tượng nào?

Nếu bạn là doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh trên mạng qua website bạn nên cân nhắc việc sử dụng Magento. Những người phát triển nền tảng luôn chú trọng tính thân thiện đến người dùng, giúp nó luôn dễ dàng sử dụng đối với những người không có kỹ thuật chuyên môn hay kinh nghiệm phát triển lâu năm.

Tuy nhiên, vì Magento là hệ thống rất mạnh mẽ, dễ mở rộng nên hệ thống sẽ trở nên phức tạp hơn khi doanh nghiệp của bạn trở nên lớn mạnh. Nếu bạn cần phục vụ hàng triệu khách hàng thì bạn sẽ cần thuê thêm sự trợ giúp từ bên ngoài để đảm bảo sự tối ưu và hiệu quả.

Lịch sử Magento qua từng giai đoạn

Lịch sử Magento

Magento 1 và Magento 2

Magento 1 là phiên bản đầu tiên được phát hành và hiện nay nó đã không còn được hỗ trợ năm 2020. Magento 2 là bản cập nhật lớn mang đến phiên bản cải tiến hoàn toàn mới về cấu trúc và công nghệ để thay thế cho Magento 1 đã lỗi thời.

Về cấu trúc

Magento 1 phát triển từ những năm 2015 đổ về trước nên nó được xây dựng trên những nền tảng công nghệ cũ còn từ Magento 2 các nhà phát triển đã loại bỏ hoàn toàn công nghệ cũ sử dụng công nghệ mới hoàn toàn. Một số công nghệ đáng chú ý mà bạn sẽ không tìm thấy nếu bạn sử dụng Magento 1 như:

  • Composer – công cụ quản lý các thư viện của bên thứ ba mà không cần xử lý mã nguồn, giảm xung đột tiện ích mở rộng.
  • NGINX – phục vụ như reverse proxy, cache HTTP và load balancer.
  • Redis – sử dụng như một cơ sở dữ liệu đệm lưu dữ liệu database cache và broker cho các messages.
  • Symfony – kiểm soát nội dung dễ dàng hơn, cải thiện chức năng và giao diện trang web tốt hơn.
  • Varnish – tăng tốc độ trang web.

Hiệu suất trang web

Hiệu suất trang web từng là một nỗi trăn trở và đầy khó khăn đối với Magento 1 do hạn chế về mặt công nghệ. Tuy nhiên, với Magento 2, các nhà phát triển đã giải quyết hiệu suất của trang web lên một tầm cao mới, vấn đề hiệu suất đã được cải thiện một cách triệt để nhờ tất cả các công nghệ mới mà các nhà phát triển đưa vào.

Tối ưu cho Mobile

Cùng với việc tối ưu trang web, tối ưu cho mobile là một trong những vấn đề lớn trong Magento 1. Khi các nhà phát triển lần đầu tạo ra nó, các trang web mobile vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như bây giờ.

Trong bối cảnh hiện nay, tối ưu hóa cho Mobile là việc thực sự cần thiết cho mọi trang web và doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những lý do chính quan trọng Magento 2 được ra đời, Magento 2 thân thiện với mobile hơn Magento 1. Những giao diện của Magento 2 hỗ trợ responsive tốt hơn do đó nó không chỉ hỗ trợ trên thiết bị di động mà còn trên đa dạng các loại thiết bị khác ví dụ như máy tính bảng,…

Trải nghiệm người dùng

Quá trình thanh toán của Magento 1 khá phức tạp. Khách hàng sẽ phải trải qua sáu bước trong khi với Magento 2 đã đơn giản hóa quy trình thành hai bước. Một cái khác cũng bị đánh giá thấp về trải nghiệm là giao diện quản trị viên trên Magento 1, trông lộn xộn và rất khó thích nghi. Điều này đã được khắc phục trên Magento 2.

Bảo mật

Vì Magento 1 đã không còn được nhà phát triển hỗ trợ từ tháng 6 năm 2020, nên sẽ không có thêm bất kì bản cập nhật bảo mật nào. Điều đó sẽ là mối lo ngại thực sự lớn về các lỗ hỏng bảo mật còn tồn tại. Trong khi đó, Magento 2 với các phiên bản bảo mật sẽ luôn được cập nhật thường xuyên, giúp bạn luôn yên tâm trước những vấn đề an toàn thông tin gây hậu quả như đánh mất dữ liệu, tiền bạc, trang web hay quan trọng là mất khách hàng.

Tiện ích

Magento 1 và Magento 2 đều có lượng tiện ích miễn phí và mất phí vô cùng lớn từ các nhà phát triển bên thứ 3 khác nhau. Nhưng trên Magento 1 nó thường hay gặp xung đột về extension do sự lặp đi lặp lại một đoạn mã, gây hỏng chức năng của website và phải mất nhiều thời gian để khắc phục.

Trong khi đó Magento 2 với nền tảng plugin đã cho phép các nhà phát triển viết các đoạn mã xếp chồng, điều này giúp việc cài đặt các tiện ích mở rộng sẽ không lo bị xung đột như bản tiền nhiệm.

Hỗ trợ cho khách hàng

Chúng ta đã đề cập nhiều lần đến việc Magento 1 không còn được hỗ trợ trên nền tảng từ các nhà phát hành. Vậy nên sẽ không có những bản cập nhật quan trọng cũng như tính năng mới được phát triển trên nó.

Tôi nên chọn Magento 1 hay Magento 2?

Như bạn đã thấy, việc sử dụng Magento 1 thời điểm hiện tại là không nên và cần được thay đổi càng sớm càng tốt, nó sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn sau này. Nếu bạn cần một đối tác uy tín và năng lực để nâng cấp lên Magento 2 thì tại CO-WELL ASIA luôn cung cấp tư vấn các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển giúp bạn giải quyết nó.

Magento 2 Commerce và Open Source

Magento cung cấp 2 phiên bản đáp ứng nhu cầu cũng như cho quy mô của doanh nghiệp.

Magento Open Source

Magento Open Source hay trước đây gọi là Magento Community Edition là phiên bản miễn phí của Magento. Phiên bản này cung cấp đầy đủ các chức năng quan trọng cần thiết của một nền tảng Thương Mại Điện Tử tuy nhiên không bao gồm các dịch vụ hosting. Bạn chỉ cần thuê hosting lưu trữ là có thể sử dụng phiên bản miễn phí này. Phiên bản này phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không cần nhiều nhu cầu phức tạp cũng như không cần nhiều hỗ trợ từ phía nhà phát hành.

Magento Commerce là gì?

Magento Commerce trước đây là Magento Enterprise Edition. Đây là phiên bản nâng cao và đẩy đủ chức năng mới nhất, nó còn được hỗ trợ từ phía nhà phát triển, đã bao gồm các dịch vụ lưu trữ (Magento Commerce Cloud) hay các giải pháp tại chỗ (On-Premise). Vì vậy nó cũng yêu cầu một mức trả phí với mức phí tối thiểu là 24.000$/năm. Đây là phiên bản cao cấp dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu hệ thống website phức tạp, nhiều tính năng và đầy đủ hỗ trợ mỗi khi cần.

Vậy Magento Open Source và Magento Commerce – Nên dùng cái nào ?

Việc lựa chọn phiên bản sẽ tùy thuộc vào quy mô và doanh thu doanh nghiệp, cũng như yêu cầu chức năng mà bạn cần sử dụng. Cả 2 phiên bản đều mang đến các chức năng cần thiết và khả thi mà một website thương mại điện tử cần. Bạn có thể thử sử dụng và trải nghiệm phiên bản Magento Open Source trước vì nó hoàn toàn miễn phí, sau khi đã hiểu các chức năng cũng như có sự đánh giá lại nhu cầu sử dụng thì bạn sẽ biết mình có cần thiết đầu tư tiền lên phiên bản cao hơn và đầy đủ hơn như Magento Commerce.

Tổng kết:

Cuối cùng chúng ta hãy cùng đi tổng kết lại ưu – nhược điểm của Magento để xem nó có thực sự là nền tảng tốt để đặt làm nền móng xây dựng website Thương Mại Điện Tử cho doanh nghiệp của bạn không. Vì ở bất kỳ nền tảng nào cũng đều có những ưu – nhược điểm riêng nên nền tảng tốt nhất cho bạn luôn là nền tảng đáp ứng nhu cầu và mang lại cho bạn doanh thu bền vững nhất trong tương lai phải không nào?

Ưu điểm:

  1. Nền tảng mạnh mẽ, linh hoạt cho người dùng
  2. Cộng đồng sử dụng và hỗ trợ lớn
  3. Cung cấp đầy đủ chức năng miễn phí
  4. Luôn được cập nhật các công nghệ mới nhất

Nhược điểm:

  1. Mất phí hosting cho bản OpenSource và mất phí hàng năm cho bản Magento Commerce
  2. Mất thời gian để hiểu và sử dụng hết chức năng của Magento

Nếu bạn cần xây dựng website cho doanh nghiệp của bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần thêm tư vấn các Dịch vụ Giải Pháp TMĐT và Dịch vụ Phát triển. Chúng tôi luôn có đội ngũ chuyên gia tư vấn cho bạn những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp mà bạn cần.